Acrylic dùng để chỉ một nhóm nguyên liệu là nhựa dẻo có nguồn gốc từ các hợp chất như axit acrylic hoặc axit metacrylic. Các dẫn xuất acrylic được thêm vào để tạo ra một loại vật liệu có thể được sử dụng cho nhiều mục đích.
Acrylic còn được người Việt thường gọi là Mica. Nhưng khác với Mica, Acrylic là tên gọi của loại khoáng vật và có ý nghĩa là lấp lánh, bởi tính chất bóng đều và óng ánh tự nhiên của nó.
Các vật liệu được tạo ra từ hỗn hợp Acrylic nhiệt dẻo có khả năng chịu tác động, chịu nhiệt cao, cùng sự xuyên thấu (như những tấm kính, nhưng nhẹ hơn nhiều) và khả năng chống tia cực tím. Chính vì lẽ đó mà Acrylic được biết đến là vật liệu mang phong cách sang trọng và xuất sắc trong việc thể hiện độ bền.
Ứng dụng Acrylic trong nội thất
Dòng sản phẩm Acrylic này tạo được sự ấn tượng mạnh mẽ cho giới kiến trúc bằng sự tập hợp tất cả những ưu điểm như thân thiện với môi trường, màu sắc phong phú, dễ gia công, bền và nhẹ so với các loại vật liệu bóng gương truyền thống (kính, ceramic, nhôm…). Chính vì lẽ đó, vật liệu Acrylic được sử dụng ngày càng nhiều trong ngành nội thất: từ đơn giản như những tấm trang trí phòng, hay kệ để tivi, đến phức tạp có yêu cầu độ khó cao như tủ bếp, tủ quần áo,…
Ưu điểm:
- Có khả năng chống chịu trày xước và nhiệt độ cao – nhờ đặc tính vật liệu
- Có hạn chế tối đa xâm nhập của nước – nhờ đặc tính vật liệu và công nghệ sản xuất
- Bề mặt giống như tấm kính, tạo nên độ sáng bóng cao, và giúp vệ sinh nhanh chóng
- Có khả năng chống mối mọt và cong vênh
- Độ bền cao – đây cũng là điểm vượt trội hơn hẳn so với các loại vật liệu khác (tuổi thọ lên tới vài chục năm)
- Tính thẩm mỹ bề mặt tuyệt hảo nhờ hiệu ứng kính;
- Mùa sắc đa dạng.
Nhược điểm:
- Không thể mang đến một không gian nội thất cổ điển
- Giá thành để làm nội thất với chất liệu này giá tương đối cao.
- Máy móc để làm nộ thất gỗ Acrylic cần hiện đại và có độ chính xác cao.